Cuốn sách được chủ biên bởi Tiến sĩ Đậu Đức Anh, cùng sự tham gia biên soạn của Tiến sĩ Mai Thị Thanh Nga và Tiến sĩ Dương Thị Thanh Hải, là các giảng viên giàu kinh nghiệm của Khoa Lịch sử, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh. Đây là một tài liệu học thuật không thể thiếu, không chỉ cho sinh viên, nghiên cứu sinh mà còn cho các giảng viên và độc giả yêu thích lịch sử Việt Nam.

 

Cuốn Giáo trình Lịch sử Việt Nam cận đại được cấu trúc thành 5 chương, mỗi chương tương ứng với một giai đoạn quan trọng của lịch sử đất nước từ năm 1858 đến năm 1945:

Chương 1: Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884

Chương 2: Việt Nam từ năm 1884 đến năm 1896

Chương 3: Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918

Chương 4: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

- Chương 5: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

 

Giáo trình Lịch sử Việt Nam cận đại là kết quả của quá trình nghiên cứu và giảng dạy lâu dài tại Khoa Lịch sử, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh. Với cách tiếp cận khoa học và chi tiết, cuốn sách không chỉ là nguồn tài liệu quan trọng cho việc giảng dạy và học tập, mà còn giúp độc giả hiểu rõ hơn về các sự kiện lịch sử trọng đại, cũng như những chuyển biến sâu rộng trong xã hội Việt Nam trong suốt thời kỳ cận đại.

Được Nhà xuất bản Đại học Vinh phát hành vào quý III năm 2024, cuốn sách là một tài liệu tham khảo hữu ích, cần thiết và phù hợp với những ai quan tâm đến lịch sử Việt Nam, đặc biệt là các sinh viên ngành lịch sử và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Hãy tìm đọc Giáo trình Lịch sử Việt Nam cận đại để cùng khám phá và hiểu thêm về những giá trị của một giai đoạn lịch sử quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Tin và bài: NXB ĐHV