Tại Việt Nam, bệnh đốm đen là một trong những bệnh hại lá nguy hiểm nhất trên cây lạc. Nấm gây bệnh đốm đen tiết độc tố Cercosporin gây hiện tượng rụng lá sớm, làm giảm diện tích quang hợp và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Đặc biệt, bệnh gây hại mạnh ở giai đoạn làm quả cho đến thu hoạch, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô về quả, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng lạc.

Nhằm kiểm soát bệnh đốm đen gây hại lạc, góp phần làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lạc, TS. Ngô Thị Mai Vi và TS. Phan Thu Hiền, giảng viên Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh đã nghiên cứu và biên soạn cuốn sách chuyên khảo: “Bệnh đốm đen hại lạc và biện pháp phòng trừ”.


Điểm đáng chú ý là trong quá trình biên soạn, các tác giả đã sử dụng đến 110 tài liệu của các tác giả nước ngoài để khảo cứu và kế thừa các nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến bệnh đốm đen hại lạc và biện pháp phòng trừ.

Đồng thời, ở phần Phụ lục, các tác giả đã giới thiệu quy trình sản xuất chế phẩm chiết xuất từ dịch chiết thực vật phòng trừ bệnh đốm đen hại lạc. Điều này thực sự hữu ích với những người nông dân khi áp dụng vào thực tiễn sản xuất cây lạc, đảm bảo tăng năng suất cũng như chất lượng lạc.

Nhà xuất bản Đại học Vinh và tác giả trân trọng giới thiệu!

Chương 1. Giới thiệu chung về cây lạc

Chương 2. Triệu chứng, tác hại và đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh đốm đen hại lạc

Chương 3. Tác nhân gây bệnh đốm đen hại lạc

Chương 4. Các biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen hại lạc

Tin bài: NXB ĐHV