Nội dung của
cuốn sách được chia làm 03 chương:
Chương 1, tác giả giới thuyết một số khái niệm
về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó,
làm rõ một số nội dung có liên quan trong tình hình thực tế của Việt Nam hiện
nay.
Chương 2, trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc, văn
hóa của người Mông ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Lào, Thái lan,
Hoa Kỳ…, tác giả tập trung khảo sát nguồn gốc và một số đặc điểm của người Mông
ở Việt Nam.
Chương 3, tác giả tập trung khảo sát và nghiên
cứu kiến thức môi trường trong các tập quán cư trú, sinh hoạt và sản xuất của
người Mông ở miền núi Nghệ An.
Có thể nói đây là sản phẩm nghiên cứu trong quá
trình điền giã, thực tế của PGS.TS. Đào Khang, như tác giả đã bộc bạch trong Lời
nói đầu: cuốn sách cố gắng tổng hợp quá trình nghiên cứu về một dân tộc mà tác
giả đã cùng ăn, cùng ở, cùng phát rẫy, cùng nhổ cây thuốc phiện trong rẫy sâu
khi có chủ trương của chính quyền, cùng tiếp cận người nghiện đang hút thuốc
phiện tại nhà riêng,...
“Kiến thức
môi trường trong một số tập quán của người Mông ở Việt Nam” chắc chắn sẽ là
một tài liệu thú vị cho những bạn đọc muốn khám phá nét văn hóa độc đáo của người
Mông ở Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Vinh và PGS.TS. Đào Khang trân trọng giới
thiệu cuốn sách này đến quý bạn đọc.
Bài và ảnh: NXB ĐHV