Nằm
trong chương trình xuất bản phẩm Nhà nước đặt hàng năm 2022, cuốn sách “Truyền thuyết dân
gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn (Tác phẩm và nghiên cứu)”
của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Trâm (chủ biên) và Hoàng Minh Đạo vừa mới được
ấn hành tại Nhà xuất bản Đại học Vinh.
Trong
dòng chảy của truyền thuyết dân gian Việt Nam, có thể nói rằng những sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn
luôn có một nguồn mạch riêng, bền bỉ và sinh động. Đã có nhiều nguồn tư liệu được sưu tầm, công bố từ trước tới nay của
các nhà nghiên cứu văn học dân gian về mảng truyền thuyết
này. Trong cuốn sách “Truyền thuyết dân
gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn (Tác
phẩm và nghiên cứu)”, tác giả đã có những kế thừa nguồn tư liệu trước đó, nhưng mặt khác đã hệ
thống lại, bổ sung, có những phát hiện mới, giúp bạn đọc có một cái nhìn cái
nhìn vừa tổng thể, vừa cụ thể khi tiếp cận với chùm truyền thuyết này.
Sách
được bố cục thành hai phần:
Ở phần nghiên cứu, tác giả tập trung làm rõ sự hình thành chùm truyền thuyết
về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn và các vùng diễn xướng, lưu truyền; khái quát
những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa
Lam Sơn.
Phần tác phẩm, nhóm tác giả biên soạn, giới thiệu những sáng tác về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đã được công bố trước đó, nhưng được sắp xếp lại một cách hệ thống, đầy đủ, rất thuận tiện trong việc tra cứu và tiếp cận.
Mặt khác, nếu như trước đây, các truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn
chủ yếu được sưu tầm ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) và Nghệ An, thì ở cuốn sách
này, các tác giả đã sưu tầm ở các vùng diễn xướng, lưu truyền khác nhau trên toàn quốc, giúp bạn đọc có một
các nhìn khái quát hơn.
Hi vọng cuốn sách là một tài liệu tham khảo thú vị và bổ
ích cho giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn và bạn đọc ưa thích tìm hiểu chùm truyền
thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn.
Nhà
xuất bản Đại học Vinh trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thuyết dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn (Tác
phẩm và nghiên cứu)” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Trâm (chủ biên),
Hoàng Minh Đạo tới bạn đọc.
Bài và ảnh: NXB ĐHV