Bản thảo Giáo
trình “Một số vấn đề trong quan hệ quốc tế thời cận đại” do các giảng viên của Khoa Lịch sử, Trường
Sư phạm, Trường Đại học Vinh biên soạn phục vụ giảng dạy học phần cùng tên cho
học viên sau đại học chuyên ngành Lịch sử thế giới, Trường Đại học Vinh.
Hội đồng nghiệm
thu bản
thảo Giáo trình “Một số vấn đề trong quan hệ quốc tế thời cận đại” được thành lập theo Quyết định số 3273/QĐ-ĐHV
ngày 12/12/2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, gồm có 7 thành viên, do PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Cúc - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng
uỷ, Phó Hiệu trưởng Nhà trường - Chủ tịch Hội
đồng; PGS.TS. Nguyễn Hồng Quảng, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Đại học
Vinh là Phó Chủ tịch Hội đồng. Thành viên Hội đồng còn
có: PGS.TS. Văn Ngọc Thành, Giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội - ủy viên phản biện; PGS.TS. Bùi Văn Hào, giảng viên Trường Đại học Vinh - Ủy viên phản biện; TS. Lê Thế Cường, Trưởng Khoa Lịch
sử, Trường Sư phạm - ủy viên; TS. Trần Vũ Tài, Phó Hiệu Trưởng Trường Sư phạm,
Trường Đại học Vinh - Ủy viên và TS. Võ Thị Hoài Thương - Trưởng Ban Biên tập
Nhà xuất bản Đại học Vinh làm Thư ký Hội đồng.
Thư ký đọc Quyết định thành
lập Hội đồng nghiệm thu bản thảo giáo trình
Tại phiên họp Hội đồng
nghiệm thu, TS. Nguyễn Văn Tuấn đã đại diện cho nhóm tác giả trình bày tóm tắt
kết quả biên soạn và một số điểm mới của bản thảo Giáo trình.
TS. Nguyễn
Văn Tuấn trình bày tóm tắt bản thảo giáo trình
TS. Hoàng
Thị Hải Yến - tác giả thành viên
Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử
thế giới theo tiếp cận CDIO của Trường Đại học Vinh hiện hành đã thực sự đổi mới,
chuyển từ cung cấp kiến thức cơ bản sang rèn luyện kỹ năng và nâng cao năng lực
thực hành nghề nghiệp cho học viên. Bởi vậy, việc biên
soạn giáo trình phục vụ giảng dạy học phần Một số vấn đề trong quan hệ
quốc tế thời cận đại cho học viên chuyên ngành Lịch sử thế giới là
thực sự cấp thiết.
Tại buổi nghiệm thu, các
thành viên của Hội đồng đã thảo luận, nhận xét và đưa ra nhiều gợi ý quan trọng,
nhằm giúp các tác giả bổ sung, hoàn thiện tốt hơn nữa bản
thảo giáo trình, vừa đảm bảo phù hợp với chương trình đào tạo theo
hướng tiếp cận CDIO, vừa cập nhật những nội dung mới, hiện đại. Mặc dù vẫn còn
có nhiều ý kiến khác nhau về một số vấn đề cụ thể của quan hệ quốc tế thời cận
đại, nhưng các tác giả đã tham chiếu nhiều nguồn tài liệu và đã cập nhật được
những kết quả nghiên cứu, những thông tin, đánh giá mới nhất, đảm bảo tính khoa
học liên quan đến những vấn đề này.
PGS.TS. Văn Ngọc Thành, Giảng
viên Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - Uỷ viên phản biện, nhận xét bản thảo giáo trình bằng hình thức online
PGS.TS. Bùi Văn Hào, Giảng
viên Trường KHXH&NV, Trường Đại học Vinh
Ủy viên, nhận xét bản thảo giáo
trình bằng hình thức online
TS. Lê Thế
Cường, Trưởng Khoa Lịch sử, Trường Sư
phạm,
Trường Đại học Vinh - Ủy viên, phát biểu ý kiến
TS.
Trần Vũ Tài, Phó Hiệu Trưởng Trường Sư phạm,
Trường Đại học Vinh - Ủy viên, phát biểu ý kiến
bằng hình thức online
Về phía Nhà xuất bản, PGS.TS.
Nguyễn Hồng Quảng, Giám đốc - Tổng biên tập, Phó Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đã
phát biểu, đưa ra những ý kiến đóng góp để bản thảo được hoàn thiện; yêu cầu
nhóm tác giả bám sát quy định trong việc biên soạn giáo trình của Trường Đại
học Vinh để chỉnh sửa, nộp bản thảo về Nhà xuất bản đúng yêu cầu và tiến độ đề
ra.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Quảng,
Giám đốc - Tổng Biên tập, Phó Chủ tịch Hội đồng
phát biểu ý kiến
TS. Võ Thị Hoài Thương, Trưởng Ban Biên tập Nhà xuất bản - Ủy viên,
phát biểu ý kiến
Hội đồng đã kết luận bản thảo Giáo trình “Một số vấn đề trong quan hệ
quốc tế thời cận đại” được biên
soạn có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu đào tạo sau đại học
chuyên ngành Lịch sử thế giới ở Trường Đại học Vinh. Bản thảo Giáo
trình là công trình công phu, nghiêm túc của các tác giả, có ý nghĩa về khoa
học lẫn thực tiễn; bố cục của giáo trình hợp lý, đảm bảo tính khoa học; hàm
lượng kiến thức mang tính chuyên sâu, cập nhật; không trùng lặp với các công
trình đã xuất bản; tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, chính xác, đúng
qui định. Tuy nhiên, để giáo trình hoàn thiện hơn theo hướng phục vụ việc dạy
học tiếp cận CDIO, các tác giả có thể nghiên cứu vi chỉnh mục tiêu của các
chương và dung lượng của các chương. Đồng
thời, để bản thảo giáo trình được xuất bản đạt chất lượng tốt, các tác giả cần
chỉnh sửa, bổ sung theo các góp ý của thành viên Hội đồng nghiệm thu.
Tin và ảnh: NXB ĐHV