Buổi họp là một sự kiện quan trọng
trong công tác biên soạn và hoàn thiện giáo trình, phục vụ cho công tác giảng
dạy và nghiên cứu tại các trường đại học.
Hội đồng nghiệm thu được thành lập
theo Quyết định số 1583/QĐ-ĐHV, với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa
học, giảng viên và đại diện từ các cơ quan nghiên cứu, trường đại học và Nhà xuất
bản. Chủ tịch Hội đồng là PGS.TS Nguyễn Thị Thu Cúc (Phó Hiệu trưởng Trường Đại
học Vinh), cùng các uỷ viên phản biện, gồm PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh (Hiệp hội
Dân tộc học và Nhân học Việt Nam) và PGS.TS Nguyễn Công Khanh (Viện Nghiên cứu
Di sản văn hoá). Các uỷ viên Hội đồng gồm có TS. Hắc Xuân Cảnh (Phó Hiệu trưởng
Trường KHXH&NV) và TS. Bùi Minh Thuận (Khoa Du lịch và Công tác xã hội,
Trường KHXH&NV, Trường Đại học Vinh).
Đại diện từ Nhà xuất bản Đại học
Vinh có PGS.TS Nguyễn Hồng Quảng (Giám đốc kiêm Tổng biên tập) làm uỷ viên và
TS. Võ Thị Hoài Thương (Trưởng ban Biên tập) là Thư ký Hội đồng. Sự có mặt của
các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cùng đội ngũ biên soạn và nhà xuất bản tạo nên
không khí nghiêm túc, trao đổi sôi nổi, đồng thời đảm bảo chất lượng và tính
khả thi của giáo trình.
TS. Nguyễn Hồng Vinh đã đại diện cho nhóm tác giả đã
trình bày về tính cấp thiết trong việc biên soạn giáo trình, bố cục, nội dung
chính, những điểm mới của Giáo trình và một số điểm cần lưu ý khi sử dụng
giáo trình.
TS. Nguyễn Hồng Vinh (Chủ biên)
trình bày tóm tắt nội dung bản thảo Giáo trình
Tiếp đó, Hội
đồng lần lượt lắng nghe các thành viên nêu ý kiến đánh giá, góp ý về bố cục, nội
dung, hình thức và thể thức trình bày của bản thảo giáo trình.
Thay mặt
nhóm tác giả, TS. Nguyễn Hồng Vinh và PGS.TS Bùi Văn Hào đã phát biểu cảm ơn, tiếp
thu, giải trình các ý kiến của Hội đồng, có kế hoạch chỉnh sửa, bổ sung để hoàn
thiện và nộp bản thảo sau nghiệm thu đúng thời hạn quy định.
PGS.TS. Bùi Văn Hào (thành viên biên soạn)
Giải trình một số nội dung mà HĐNT đặt ra đối với bản thảo Giáo trình
Bản thảo giáo trình "Di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng
cảnh Việt Nam" phục vụ giảng dạy học phần cùng tên cho sinh viên các
ngành Du lịch, Việt Nam học, Quản lý văn hoá, Lịch sử… là một công trình quan
trọng, nhằm cung cấp những kiến thức toàn diện về các di tích lịch sử, văn hoá
và danh lam thắng cảnh ở Việt Nam. Giáo trình được biên soạn không chỉ phục vụ
cho sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn mà còn là tài liệu tham
khảo hữu ích cho những ai yêu thích và quan tâm đến di sản văn hoá, lịch sử của
đất nước.
Buổi họp đã diễn ra trong không khí
nghiêm túc và chuyên nghiệp, với những ý kiến đóng góp quý báu từ các thành
viên Hội đồng, nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng bản thảo. Những đóng góp
này không chỉ giúp cải thiện nội dung, mà còn khẳng định sự quan tâm sâu sắc
đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của Việt Nam.
Kết thúc buổi họp, Hội đồng nghiệm
thu đã thống nhất thông qua bản thảo giáo trình, đồng thời đánh giá cao sự nỗ
lực và tâm huyết của các tác giả trong việc biên soạn một tài liệu có giá trị
khoa học và thực tiễn. Giáo trình dự kiến sẽ được hoàn thiện chỉnh sửa, xuất
bản và phát hành trong năm 2025 để phục vụ cho công tác giảng dạy tại Trường
Đại học Vinh cũng như là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo khác.
Sau đây là một số hình ảnh tại buổi họp HĐNT Giáo
trình "Di tích lịch
sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh Việt Nam":
PGS.TS. Nguyễn
Ngọc Thanh - Hiệp hội Dân tộc học và Nhân học Việt
Nam,
Uỷ viên phản biện nhận xét bản thảo Giáo trình
PGS.TS. Nguyễn Công Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Di sản văn hoá,
Uỷ viên phản biện nhận xét bản thảo Giáo trình
TS. Hắc Xuân Cảnh - Phó Hiệu trưởng Trường KHXH&NV, Trường ĐH Vinh,
Uỷ viên, phát biểu ý kiến
TS. Bùi Minh Thuận - Khoa Du lịch & CTXH, Trường
KHXH&NV, Trường ĐH Vinh,
Uỷ viên, phát biểu ý kiến
PGS.TS Nguyễn Hồng Quảng - Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Đại học Vinh, Ủy viên, phát biểu ý kiến
TS. Võ Thị Hoài Thương - Trưởng ban Biên tập
Nhà xuất bản Đại học Vinh, Ủy viên Thư ký, phát biểu ý kiến
Các thành viên HĐNT thảo
luận
Tin và ảnh:
NXB ĐHV