Chủ trì hội nghị có Ông Nguyễn Thanh Lâm
- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục
Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông); Bà Trần Thị Nhị Thuỷ
- Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tham dự Hội nghị còn có đại biểu là lãnh đạo
các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và địa phương: Ông Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bà Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Giám đốc Sở Thông tin và
Truyền thông Hà Nội; Ông Lê Hồng Sơn - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên
giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
các tỉnh; Giám đốc các Nhà xuất bản trong cả nước… Về phía Trường Đại học Vinh có ông Nguyễn Hồng Quảng - Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Đại học Vinh tham dự Hội nghị.
Ông
Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc
hội nghị
Phát
biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh
Lâm cho rằng, Hội nghị là dịp để nhìn lại định hướng xuất bản trong thời gian
qua; đánh giá sự đồng bộ, mối quan hệ tác động đến ngành; các văn bản quy định
chi tiết.
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát
hành trình bày Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Xuất bản năm 2012
Tại
Hội nghị, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ
Thông tin và Truyền thông) cho biết, qua 10 năm thực hiện Luật Xuất bản, công
tác tuyên truyền, phổ biến Luật Xuất bản và các văn bản dưới Luật đã được cơ
quan quản lý nhà nước ở Trung ương, địa phương quan tâm, triển khai sâu rộng.
Việc triển khai xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển hoạt động xuất bản được quan tâm.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu ý kiến
Qua
10 năm thi hành Luật, ngành Xuất bản, In và Phát hành đã có sự phát triển vượt
bậc về số lượng, chất lượng, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, góp
phần cải thiện, nâng cao nhu cầu đọc của nhân dân. Bên cạnh đó, cần sớm đồng bộ
Luật Xuất bản với các văn bản hướng dẫn chi tiết, các Điều ước quốc tế Việt Nam
là thành viên, từ đó chỉ ra vấn đề mới, vấn đề phát sinh còn khoảng trống pháp
lý trong thực tế, hướng đến việc sửa đổi Luật Xuất bản trong thời gian tới.
Quang cảnh Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Xuất
bản năm 2012
Bên
cạnh đó, việc thi hành Luật Xuất bản vẫn còn hạn chế. Để tháo gỡ các hạn chế,
bất cập, ngành Xuất bản, In và Phát hành sách kiến nghị Ban Cán sự Đảng Chính
phủ đề xuất với Ban Bí thư ban hành Chỉ thị thay thế Chỉ thị 42-CT/TW về nâng
cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản nhằm xác định quan điểm, định
hướng cho sửa đổi Luật Xuất bản, đáp ứng yêu cầu của của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 và chuyển đổi số; Quốc hội (khóa XV) xem xét giao Bộ Thông tin
và Truyền thông lập hồ sơ sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản vào năm 2024.
Bài và ảnh: NXB ĐHV